THỔ NHĨ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Türkiye [tyrkije]), tên chính thức là nướcCộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Türkiye Cumhuriyeti [tyrkije d͡ʒumhurijeti]   là một quốc gia cộng hòa nghị viện xuyên lục địa, phần lớn nằm tại Tây Á và một phần nằm tại Đông Nam Âu. Thổ Nhĩ Kỳ có biên giới với tám quốc gia: Bulgaria ở phía tây bắc; Hy Lạp ở phía tây; Gruiaở phía đông bắc; Armenia, Iran và vùng tách rời Nakhchivan của Azerbaijanở phía đông; và Iraq cùng Syria ở phía dông nam. Địa Trung Hải ở phía nam;biển Aegea ở phía tây; và biển Đen ở phía bắc. Biển Marmara, các eo biểnBosphorus và Dardanelles phân ranh giới giữa Thrace và Anatolia, và cũng phân chia châu Âu và châu Á. Vị trí nằm tại nơi giao cắt giữa châu Âu và châu Á khiến Thổ Nhĩ Kỳ có tầm quan trọng địa chiến lược đáng kể.

Thổ Nhĩ Kỳ có người cư trú từ thời đại đồ đá cũ, Sau khi bị Alexandros Đại đế chinh phục, khu vực bị Hy Lạp hóa, quá trình này tiếp tục dưới sự cai trị của Đế quốc La Mã rồi tiếp theo là Đế quốc Đông La Mã.Người Thổ Seljuk bắt đầu di cư đến khu vực vào thế kỷ 11, khởi đầu quá trình Thổ Nhĩ Kỳ hóa. Bắt đầu từ cuối thế kỷ 13, người Ottoman thống nhất Anatolia và thiết lập một đế quốc bao gồm nhiều lãnh thổ tại Đông Nam Âu, Tây Á và Bắc Phi, trở thành một cường quốc chủ yếu tại Âu-Á và châu Phi trong thời kỳ đầu hiện đại. Đế quốc đạt đỉnh cao quyền lực trong thế kỷ 15-17. Các cải cách Tanzimat trong thế kỷ 19 nhằm hiện đại hóa Ottoman là không đủ, và thất bại trong việc ngăn chặn đế quốc tan rã.[9] Đế quốc Ottoman tham giaChiến tranh thế giới thứ hai trong Liên minh Trung tâm và cuối cùng chiến bại. Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ do Mustafa Kemal Atatürk và các cộng sự của ông đề xướng tại Anatolia, dẫn đến việc thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại vào năm 1923, với Atatürk là tổng thống đầu tiên.

Thổ Nhĩ Kỳ là một nước cộng hòa dân chủ, thế tục, đơn nhất, và lập hiến với một di sản văn hóa đa dạng.[11][12] Ngôn ngữ chính thức của quốc gia là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, đây là ngôn ngữ tự nhiên của xấp xỉ 85% cư dân.[13] 70–80% dân số thuộc dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ; phần còn lại gồm các dân tộc thiểu số như người Kurd.[11] Đại đa số cư dân là tín đồ Hồi giáo.Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, NATO, OECD, OSCE, OIC và G-20. Sau khi trở thành một trong các thành viên đầu tiên của Ủy hội châu Âu vào năm 1949, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một thành viên liên kết của EEC vào năm 1963, gia nhập Liên minh Thuế quan EU vào năm 1995 và bắt đầu các cuộc đàm phán về quyền thành viên đầy đủ với Liên minh châu Âu vào năm 2005.Kinh tế tăng trưởng và các sáng kiến ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ khiến quốc gia này được công nhận là một cường quốc khu vực.

Địa lý

Bản đồ địa hình Thổ Nhĩ K

Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia liên lục địa Á-Âu. Phần lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ thuộc châu Á chiếm 97% diện tích toàn quốc, tách khỏi phần lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ thuộc châu Âu qua eo biển Bosphorus, biển Marmara, và eo biển Dardanelles. Phần lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ thuộc châu Âu chiếm 3% diện tích toàn quốc.[105] Lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ dài trên 1.600 km và rộng trên 800 km, có hình dạng gần giống hình chữ nhật. Thổ Nhĩ Kỳ nằm giữa các vĩ độ 35° và 43° Bắc, và các kinh độ 25° và 45° Đông. Diện tích của Thổ Nhĩ Kỳ, gồm cả mặt hồ, là 783.562 km², trong đó 755.688 km² nằm tại Tây Nam Á và 23.764 km² nằm tại châu Âu.Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia lớn thứ 37 thế giới xét theo diện tích. Quốc gia này có biển bao quanh tại ba mặt: biển Aegea tại phía tây, biển Đen tại phía bắc và Địa Trung Hải tại phía nam. Thổ Nhĩ Kỳ có biển Marmara tại phía tây bắc.

Phần thuộc châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ là Đông Thrace, có biên giới với Hy Lạp và Bulgaria. Phần thuộc châu Á của Thổ Nhĩ Kỳ là Anatolia, gồm một cao nguyên trung ương có độ cao lớn cùng các đồng bằng duyên hải hẹp, nằm giữa các dãy núi Köroğlu và Pontic tại phía bắc và Taurus tại phía nam. Miền đông của Thổ nhĩ Kỳ có cảnh quan đồi núi hơn và là nguồn của các sông như Euphrates, Tigris và Aras, và có điểm cao nhất Thổ Nhĩ Kỳ là Núi Ararat với cao độ 5.137 m,và hồ lớn nhất toàn quốc là hồ Van.

Thổ Nhĩ Kỳ được phân thành bảy khu vực điều tra nhân khẩu: Marmara, Aegea, Biển Đen, Trung Anatolia, Đông Anatolia, Đông Nam Anatolia và Địa Trung Hải. Địa hình gồ ghế tại phía bắc Anatolia dọc theo biển Đen giống như một dải dài và hẹp. Như khuynh chướng chung, cao nguyên Anatolia nội lục ngày càng gồ ghề khi đi về phía đông.

Cảnh quan đa dạng của Thổ Nhĩ Kỳ là kết quả của các hoạt động địa chất phức tạp, tạo thành hình khu vực trong hàng nghìn năm và vẫn biểu thị thông qua các trận động đất khá thường xuyên và thỉnh thoảng là phun trào núi lửa. Các eo biểnBosphorus và Dardanelles xuất hiện do đường đứt gãy chạy qua Thổ Nhĩ Kỳ, đường đứt gãy này nguyên dẫn đến hình thành biển Đen. Tồn tại một đường đứt gãy động đất chạy qua phía bắc của quốc gia từ tây sang đông.

Đa dạng sinh học

Tu viện Sümela trên dãy núi Pontic. Những ngọn núi này tạo thành một khu vực sinh thái với các loại rừng mưa ôn đới đa dạng.

Hệ sinh thái đặc biệt và sự đa dạng về môi trường sống của Thổ Nhĩ Kỳ sản sinh đa dạng đáng kể về loài Anatolia lăuề hương của nhiều loài thực vật đã được canh tác để làm thực phẩm từ khi xuất hiện nông nghiệp, và các tổ tiên hoang dã của nhiều thực vật mà hiện cung cấp lương thực cho nhân loại vẫn mọc tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tính đa dạng của động vật tại Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí còn lớn hơn của thực vật, số lượng loài động vật trên toàn châu Âu là khoảng 60.000; tại Thổ Nhĩ Kỳ có trên 8.000.

Rừng hạt trần và rụng lá Bắc Anatolia là một hệ sinh thái bao trùm hầu hết Dãy núi Pontic tại miền bắc Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi rừng hỗn hợp Kavkaz trải rộng khắp cực đông của dãy núi. Khu vực này là nơi sống của các loại động vật hoang dã Âu-Á như cắt hỏa mai, đại bàng vàng, đại bàng đầu nâu, Clanga pomarina, gà gô Kavkaz,bạch yến trán đỏ, và Tichodroma muraria.Dải duyên hải hẹp giữa dãy núi Pontic và biển Đen có rừng rụng lá Euxine-Colchic, gồm một số trong số ít khu rừng mưa ôn đới của thế giới.

Thổ Nhĩ Kỳ có 40 công viên quốc gia, 189 công viên tự nhiên, 31 khu vực bảo tồn tự nhiên, 80 khu vực bảo tồn loài hoang dã và 109 di tích tự nhiên như Công viên quốc gia lịch sử Gallipoli, Công viên quốc gia núi Nemrut, Công viên quốc gia Troy cổ đại, Công viên tự nhiên Ölüdeniz và Công viên tự nhiên Polonezköy.

Ankara nổi tiếng với mèo Angora, thỏ Angora và dê Angora. Giống mèo quốc gia khác của Thổ Nhĩ Kỳ là mèo Van. Các giống chó quốc gia là chó chăn cừu Anatolia, Kangal, Malaklı và Akbaş.

Văn hoá

Thổ Nhĩ Kỳ có một nền văn hóa rất đa dạng bắt nguồn từ nhiều yếu tố của Đế chế Ottoman, Châu Âu, và các truyền thống Hồi giáo. Vì Thổ Nhĩ Kỳ đã chuyển đổi thành công từ một nhà nước tôn giáo thời Đế chế Ottoman để trở thành một quốc gia hiện đại với một sự tách biệt rất rõ ràng giữa nhà nước và tôn giáo, nên sự tự do thể hiện nghệ thuật được tôn trọng rõ rệt. Trong những năm đầu của nền cộng hoà, chính phủ đã đầu tư nhiều khoản tài nguyên vào nghệ thuật, như hội hoạ, điêu khắc và kiến trúc cũng như nhiều ngành khác. Điều này được thực hiện nhờ vào cả quá trình hiện đại hóa và việc sáng tạo một bản sắc văn hóa riêng. Hiện nay kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã phát triển tới mức đủ đảm bảo cho sự tự do sáng tạo nghệ thuật của nghệ sĩ.

Vì nhiều yếu tố lịch sử còn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định bản sắc Thổ Nhĩ Kỳ, văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ là một sự tổng hợp đáng chú ý giữa các nỗ lực rõ rệt nhằm trở thành “hiện đại” và tây phương Hoá, cộng với sự cảm giác cần thiết phải giữ lại truyền thống tôn giáo và các giá trị lịch sử.

Thức ăn

Ẩm thực Thổ Nhĩ Kỳ kết hợp các ảnh hưởng của Địa Trung Hải, Trung Á, Kavkazg, và của Ả Rập, và là vô cùng phong phú. Thịt bò là loại thịt quan trọng nhất (thịt cừu cũng là phổ biến nhưng thịt lợn là rất khó để tìm thấy mặc dù không bất hợp pháp), và cà tím (cà tím), hành tây, đậu lăng, đậu, cà chua, tỏi, và dưa chuột là loại rau chính. Một sự phong phú của các loại gia vị cũng được sử dụng. Các loại cây lương thực chính là lúa (pilav), bulgur lúa mì và bánh mì, và các món ăn thường được nấu chín trong dầu thực vật hoặc đôi khi bơ.

Có rất nhiều loại nhà hàng chuyên món để lựa chọn thức ăn. Nhà hàng truyền thống Thổ Nhĩ Kỳ phục vụ bữa ăn hàng ngày được chuẩn bị và được lưu trữ trong một bain-marie. Các bữa ăn tại với menu đặt ở lối vào để bạn có thể dễ dàng nhìn thấy và lựa chọn. Kebapçis là nhà hàng chuyên về các loại thịt nướng. Một số nhà hàng kebab phục vụ rượu trong khi những nhà hàng khác thì không. Có phân nhóm như ciğerci, Adana kebapçısı hoặc Iskender kebapçısı. Nhà hàng cá thường phục vụ Mèze (món ăn dầu ô liu lạnh) và Raki hoặc rượu vang. Dönerci của được phổ biến khắp đất nước và phục vụ Doner Kebap như một thức ăn nhanh. Köfeci của các nhà hàng với thịt viên (Köfte) phục vụ như là món ăn chính. Kokoreçci, midyeci, tantunici, mantıcı, gözlemeci, lahmacuncu, pideci, CIG köfteci, etsiz CIG köfteci là các loại nhà hàng địa phương tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ có chuyên chế biến một loại thức ăn.

Một bữa ăn đầy đủ Thổ Nhĩ Kỳ tại nhà hàng kebab bắt đầu với một món canh, súp đậu lăng thường (mercimek çorbasi), và một tập hợp các món khai vị Mèze gồm ô liu, phô mai, dưa chua và một loạt các món ăn nhỏ. Mèze có thể dễ dàng được làm thành một bữa ăn đầy đủ, đặc biệt là nếu món này được ăn cùng với Raki. Món chính thường là thịt: một loại món ăn phổ biến và tốt nhất của Thổ Nhĩ Kỳ xuất khẩu nhiều nhất ra các quốc gia khác kebab (Kebap), thịt nướng trong các hình thức khác nhau bao gồm các Doner Kebap nổi tiếng (lát mỏng thịt cạo từ một mũi quay khổng lồ) và şişkebab (thịt xiên que), và rất nhiều món khác. Köfte (thịt viên) là một biến thể của thịt nướng. Có hàng trăm loại köfte suốt Anatolia, nhưng chỉ có khoảng 10 đến 12 người trong số họ được biết là các cư dân của các thành phố lớn, kike İnegöl köfte, Dalyan köfte, Sulu köfte vv

Ăn với giá rẻ là chủ yếu quầy kebab, mà có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi tại Istanbul, thành phố lớn khác. Với giá tương đương với một vài đô la, bạn sẽ có được một ổ đầy đủ của bánh mì cắt lát trung lộ với thịt nướng, rau diếp, hành tây và cà chua.

Nguồn (vi.wikipedia.org)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *